Một số nhóm chỉ số thể hiện điểm mạnh như sau: Nhóm chỉ số Chính sách và điều kiện cho du lịch đạt số điểm ấn tượng 5,45, cao hơn nhiều so với điểm trung bình 4,54. Trong đó: Trụ cột "mức độ ưu tiên cho du lịch" là một quan trọng nằm trong nhóm chỉ số "Chính sách và điều kiện cho du lịch", chiếm 6,7% trọng số tổng thể. Trụ cột này bao gồm 5 chỉ số cụ thể như sau: ngân sách tỉnh cho du lịch, mức đô ưu tiên của tỉnh, hiệu quả của tiếp thị và quảng bá du lịch, chiến lược định vị và thương hiệu du lịch của tỉnh, hiệu quả của các biện pháp kích cầu du lịch. Trụ cột "Thu thập và chia sẻ dữ liệu" là một phần của nhóm chỉ số "Chính sách và điều kiện cho du lịch" - chiếm 20% trong số toàn bộ chỉ số. Đây là một yếu tố then chốt giúp tăng cường năng lực hoạch định chính sách và cải thiện chất lượng điều hành du lịch tại các tỉnh thành. Trụ cột này bao gồm 4 chỉ số cụ thể như sau: khả năng sẵn có của dữ liệu du lịch, chi phí cho dữ liệu du lịch, khả năng tiếp cận dữ liệu du lịch của cơ quan cấp tỉnh khác, chất lượng dữ liệu của cơ quan cấp tỉnh khác.
Các trụ cột được đánh giá ở mức độ vừa phải gồm: An toàn và an ninh, Sức cạnh tranh về giá, Tài nguyên tự nhiên, Nhân lực và thị trường lao động, Hạ tầng mặt đất và cảng, Sự bền vững về nhu cầu du lịch, Mức độ sẵn sàng về CNTT và truyền thông, Sự bền vững về môi trường và năng lượng trong du lịch, Hạ tầng hàng không, Hạ tầng và dịch vụ du lịch, và Tác động kinh tế - xã hội của du lịch. Những trụ cột này cho thấy hiệu quả hoạt động tốt và còn dư địa để cải thiện.
Các trụ cột có kết quả thấp bao gồm: Môi trường kinh doanh, Tài nguyên văn hóa, Tài nguyên phi giải trí, Y tế và vệ sinh.
Chỉ số Phát triển du lịch cấp tỉnh của Việt Nam (VTDI) được xây dựng nhằm giúp các tỉnh, thành phố trong cả nước xác định điểm mạnh, điểm yếu của mỗi điểm đến du lịch địa phương; làm cơ sở nghiên cứu, tham khảo trong quá trình xây dựng các chiến lược phát triển du lịch địa phương, phục vụ nhiệm vụ phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững.
Tác giả bài viết: Kim Ngọc
Ý kiến bạn đọc